Mục lục bài viết [Ẩn]

    (Gotrangtri.vn) Những di sản văn hóa phi vật thể chính là món ăn tinh thần, là sự kế thừa trọn vẹn nét truyền thống trong các phong tục, tập quán của ông cha ta từ xa xưa.

    Cho đến ngày nay, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng những nét văn hóa ấy vẫn được lưu giữ và được công nhận là những di sản văn hóa thế giới.

    Và trong bài viết này, hãy cũng Portfolio điểm tên 11 di sản văn hóa phi vật thể đó bạn nhé!

    Những di sản văn hóa phi vật thể được vinh danh

    1. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 6/12/2012.

    Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương tại Phú Thọ (ảnh internet)

    Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương tại Phú Thọ (ảnh internet)

    Tín ngưỡng này được khởi nguồn từ thời đại các vua Hùng sau đó đã được phát triển mạnh và rất được chú trọng ở các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, đặc biệt thời Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn đã liên tục sắc phong cho các đền thờ tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, cấp ruộng đất để thu hoa lợi phục vụ cho việc thờ cúng, coi sóc.

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ “bọc trăm trứng”, cả dân tộc cùng chung giống nòi, nguồn cội đồng thời thể hiện đạo lý “uống nuớc nhớ nguồn”, sự gắn kết cộng đồng cũng như tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt Nam.

    Hàng năm lễ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở các đền thờ vua Hùng trên khắp cả nước trong đó nghi lễ lớn nhất diễn ra tại khu di tích lịch sử đền Hùng tại Phú Thọ.

    Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống như bịt mắt, bát dê, kéo co, bắt vịt, thi bơi,…

    Lễ dâng hương các vua Hùng (ảnh internet)

    Lễ dâng hương các vua Hùng (ảnh internet)

    Ngày nay Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn các di sản văn hóa đặc biệt là tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng vương và đã đưa vào Quốc lễ.

    Hằng năm cứ vào ngày 10/3 âm lịch, nhân dân cả nước đều được nghỉ lễ để tham gia các hoạt động giỗ tổ được tổ chức trọng thể tại các đình, đền thờ vua Hùng ở các địa phương và nô nức hành hương về đất tổ Phú Thọ để tham dự nghi lễ tại khu di tích lịch sử đền Hùng.

    Tại đây, mọi người dâng lên các vua Hùng những mâm cỗ đầy để tỏ lòng thành kính và cảm ơn các vua Hùng đã ban linh khí cho nhà cửa, đất đai, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

    2. Nhã nhạc cung đình Huế

    Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận và là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu của nhân loại tại một phiên họp được tổ chức tại Paris nước Pháp ngày 07-11-2003.

    Nhã nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Nhạc lễ nghi sử dụng riêng cho việc cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ và Yến nhạc dùng cho sinh hoạt vui chơi giải trí trong cung của vua chúa và hoàng tộc.

    Trong đó có cả thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát (múa cung đình, tuồng cung đình).

    Nhạc cung đình Huế xưa có nhiều thể loại: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ Tự nhạc dùng trong các dịp cúng tế trời đất, tổ tông, Đại triều nhạc dùng trong dịp lễ lớn, nghênh tiếp sứ thần, Triều nhạc và Yến nhạc phục vụ nội cung.

    Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên được công nhận tại Việt Nam (ảnh internet)

    Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên được công nhận tại Việt Nam (ảnh internet)

    Múa cung đình Huế tiêu biểu có: Bát Dật, Lục Cung, Tam Tinh, Đấu Chiến Thắng Phật, Tứ Linh, Trình Tường,Tập Khách, Lục Triệt Hoa Mã Đăng… được phân định và sử dụng phù hợp vào các dịp, mục đích khác nhau trang trí phòng tân hôn.

    Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn trong các lễ hội (ảnh internet)

    Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn trong các lễ hội (ảnh internet)

    Các dàn nhạc và các bản nhạc cung đình triều Nguyễn cũng rất phong phú được biên soạn khá công phu bao gồm nhiều loại có biên chế khác nhau nhằm phục vụ các Nghi lễ và nhu cầu giải trí trong cung như: Nhã Nhạc, Huyền Nhạc, Ti Trúc Tế Nhạc, Tiểu nhạc, Đại nhạc, Nhạc Thiểu, Cổ Xúy Đại Nhạc, …

    Biễu diễn nhã nhạc cung đình Huế của các nghệ nhân (ảnh internet)

    Biễu diễn nhã nhạc cung đình Huế của các nghệ nhân (ảnh internet)

    Có thể nói “Nhã nhạc Huế là di sản văn hóa âm nhạc cổ điển bác học Việt Nam” được hình thành trên cơ sở kế thừa thành tựu của dòng nhạc cung đình, các triều đại quân chủ trước đó ở Việt Nam và có sự sáng tạo phát triển lên một đỉnh cao mới, đây cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc Việt Nam.

    Với loại hình nghệ thuật này, thay vì sử dụng ghế ngồi gỗ, các nghệ nhân sẽ đứng chơi nhạc khoai lang kén hoặc ngồi trên trống cung đình hay ngồi bệt xuống sàn để thể hiện đạm chất nhất nét văn hóa xưa.

    3. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

    Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25- 11- 2005. Đây là một di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Vùng Tây Nguyên Việt Nam.

    Cồng Chiêng Tây Nguyên là một loại nhạc cụ độc đáo được chế tác chủ yếu bằng đồng có pha thêm một số kim loại khác như vàng, bạc, đồng đen.

    Các tộc người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng làm nhạc cụ nhưng không tự đúc được Cồng Chiêng mà phải mua của các dân tộc láng giềng.

    Nhưng sau khi mua về với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, đôi tai thính các nghệ nhân đã biết chỉnh âm lại phù hợp theo hàng âm của tộc người.

    Chiêng sau khi đã được chỉnh âm sẽ được tổ chức một lễ hiến sinh mời thần Chiêng về trú ngụ trong Chiêng và từ đó “Chiêng mới thật sự là của cải vật chất và tinh thần của con người”. Vì vậy Cồng Chiêng mang đậm bản sắc văn hóa tộc người.

    Đối với người Tây Nguyên, cồng chiêng là cầu nối giao tiếp giữa con người với thần linh. Vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các nghi lễ và lệ hội.

    Thường mỗi tộc người Tây Nguyên đều có một biên chế dàn Chiêng riêng, bản nhạc riêng tùy theo tính chất đặc trưng của từng nghi Lễ mà có nhưng dàn chiêng và bài chiêng phù hợp.

    Dàn Chiêng và bài Chiêng dùng trong các nghi thức cúng thần khác với dàn Chiêng và bài Chiêng dùng trong nghi thức cầu hoa màu, cầu sức khỏe…

    Thi giã chày trong lễ hội (ảnh internet)

    Thi giã chày trong lễ hội (ảnh internet)

    Đối với các tộc người Tây Nguyên cồng chiêng là biểu tượng cho sự quyền lực và sự giàu có.

    Người sở hữu nhiều cồng chiêng không chỉ là người giàu có của cải mà hơn thế còn là người có sức mạnh linh thiêng lớn hơn người khác. Bởi có thần chiêng làm bạn, chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.

    Tự lâu đời, Cồng Chiêng có sự gắn bó mật thiết và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Tây Nguyên.

    Cồng Chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tài sản vô giá về văn hóa lẫn âm nhạc, là di sản văn hóa độc đáo của nhân loại.

    Cồng chiêng gắn với đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên và là di sản văn hóa phi vật thể nổi bật (ảnh internet)

    Cồng chiêng gắn với đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên và là di sản văn hóa phi vật thể nổi bật (ảnh internet)

    Hình ảnh những chiếc cồng chiêng cũng dễ dàng được bắt gặp trong căn hộ của nhiều gia đình như những mô hình, những họa tiết, hoa văn trên vải bọc nệm, khăn trải thàm hay rèm cửa sổ,…

    Những hình ảnh này gợi lại nét văn hóa đẹp, đặc trưng những con người vùng Tây Nguyên.

    Trên đây là 3 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận.

    Và những di sản khác sẽ được giới thiệu đến quý bạn đọc trong phần tiếp theo. Cùng chờ đón trên kênh gotrangtri.vn bạn nhé!

    Lê Kiều Oanh – Theo baolamdong.vn

    Thẻ bài viết: , , ,

    >>> Xem Nguồn: Tại đây