Mục lục bài viết [Ẩn]

    (Gotrangtri.vn) Chủ đề những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được vinh danh thế giới sẽ tiếp tục được chia sẻ đến bạn với 4 di sản văn hóa cũng vô cùng ấn tượng, mang đậm bản sắc dân tộc.

    Hãy cùng Portfolio khám phá ngay sau đây nhé!

    4. Di sản văn hóa phi vật thể: Ca trù

    4.1. Ca trù – nét văn hóa ca nhạc dân gian Việt Nam

    Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp vào ngày 01-10-2009. Đây là một di sản văn hóa có phạm vi ảnh hưởng lớn.

    Nó có mặt ở 15 tỉnh thành trong cả nước nhưng nhiều nhất ở phía Bắc Việt Nam. Tiêu biểu như ở Hà Nội và các tỉnh  Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định,…

    Được khởi nguồn từ trong dân ca, dân vũ và dân nhạc Việt Nam, Ca trù được xem như một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.

    Di sản văn hóa phi vật thể: Biểu diễn ca trù (ảnh internet)

    Di sản văn hóa phi vật thể: Biểu diễn ca trù (ảnh internet)

    4.2. Biểu diễn ca trù

    Ca trù còn có nhiều tên gọi khác là hát Ả đào, hát Cô Đầu, hát Cửa Đình, hát Nhà Trò,… Hát Ca trù thường có 5 không gian trình diễn chính.

    Trong đó, mỗi không gian đều có lối hát và cách thức trình diễn riêng. Để biểu diễn ca trù ít nhất phải có 3 người: một “Đào nương” hay còn gọi là “Ca Nương” vừa hát vừa gõ phách, một “Kép” (Nam nhạc Công) đệm đàn đáy cho người hát và một “Quan Viên” là người điểm trống chầu.

    Trong đó ca nương là người được đánh giá cao nhất nhưng cũng là người phải khổ luyện và trải qua nhiều thử thách mới được công nhận.

    Ca trù xưa được tổ chức khá chặc chẽ và có những quy định cụ thể về sự truyền nghề, học đàn, hát, chọn đào nương đi thi hát.

    Đào Nương, Kép và Quan Viên trong ca trù (ảnh internet)

    Đào Nương, Kép và Quan Viên trong ca trù (ảnh internet)

    Ca trù là một bộ môn nghệ thuật độc đáo uyên bác. Ca Trù phong phú về lối hát, tinh tế, công phu trong kĩ thuật hát.

    Ca trù là một trong những kết tinh, nghệ thuật văn hóa tinh tế của tâm hồn người Việt Nam qua bao thế kỷ. Nó mãi là niềm tự hào và xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của Việt Nam cũng như nhân loại.

    5. Di sản văn hóa phi vật thể: Quan họ Bắc Ninh

    5.1. Quan họ – lối hát giao duyên dân dã

    Quan họ Bắc Ninh được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 30-9-2009.

    Phạm vi được công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Bắc Ninh với 44 làng quan họ.

    Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca mượt mà, trữ tình của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ, với lối hát giao duyên dân dã mộc mạc nhưng mang đậm nghĩa tình của trai gái thông qua những “Liền Anh” “Liền Chị” hát quan họ.

    Hát Quan Họ trên sông - một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam (ảnh internet)

    Hát Quan Họ trên sông – một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam (ảnh internet)

    Quan Họ Bắc Ninh cũng là môn nghệ thuật được hợp thành từ những yếu tố như: âm nhạc, lời ca, trang phục và lễ hội. Đây cũng là một trong những thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong dân ca Việt Nam.

    Hát quan họ là hình thức hát đối đáp nam nữ giữa làng này với làng kia. Khi hát có sự phân công hát dẫn, hát cặp để tạo được sự tương hợp về giọng ca.

    Việc truyền dạy dân ca quan họ cũng rất khác biệt so với các loại dân ca khác đó là tục “ngủ bọn”.

    Thường thiếu niên nam nữ trong làng từ 9-17 tuổi thường rủ nhau buổi tối tập trung tại nhà ông trùm để học cách nói năng, ứng đối và luyện giọng ghép đôi giữa “Liền anh” và “Liền chị” cho hợp giọng để đi hát.

    Không gian luyện tập rất linh hoạt và thoải mái như trên tấm thảm trải, tấm chiếu trải dưới sàn nhà, trên chiếc phản gỗ hay xếp những ghế ngồi xung quanh để có thể quây quần cùng nhau thực hành.

    5.2. Trang phục trong biểu diễn Quan Họ

    Trang phục và ẩm thực trong Quan họ Bắc Ninh cũng đặc biệt ấn tượng: vừa đẹp và trang trọng, thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách cũng như tập quán của mỗi làng quê. Đó là trầu têm cánh phượng cánh quế, chè Thái, mâm son, thịt gà, giò lụa.

    Trang phục liền chị nổi bật với nón ba tầm, quai thao, khăn mỏ quạ, yếm váy… Liền anh áo the khăn xếp, ô lục soạn, áo the dài nâu thâm đi với quần, dép.

    Quan họ Bắc Ninh là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc và là một trong những thể loại dân ca có làn điệu phong phú nhất trong kho tàng dân ca Việt Nam.

    6. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

    6.1. Hội Gióng – nét văn hóa hình thành từ câu chuyện truyền thuyết

    Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận chính thức vào ngày 16-11-2010 tại Hội nghị lần thứ V của Uỷ Ban Liên Chính Phủ theo Công ước năm 2003 tổ chức tại thành phố Nairobi – thủ đô của Kenya.

    Hội Gióng hằng năm được tổ chức ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từ ngày 6-8 tháng Giêng âm lịch và ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) từ ngày 6-12 tháng tư âm lịch.

    Đây là hai địa danh theo truyền thuyết là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng và là nơi dừng chân cuối cùng sau khi dẹp tan giặc Ân ông bay về trời. Đây là lễ hội truyền thống để ca ngợi chiến công và tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Thánh Gióng.

    Di sản văn hóa phi vật thể: Hội Gióng ở Đền Sóc (ảnh internet)

    Di sản văn hóa phi vật thể: Hội Gióng ở Đền Sóc (ảnh internet)

    Trong lễ hội có sự tái hiện lại một cách sinh động cảnh các trận đấu giao tranh quyết liệt giữa Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân theo hình thức chiến tranh giữa các bộ lạc cổ xưa.

    Lễ hội nhằm giáo dục lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết cộng đồng và tinh thần thượng võ, ý chí đấu tranh kiên cường đồng thời cũng thể hiện khát vọng độc lập tự do của dân tộc.

    Di sản văn hóa phi vật thể: Những nghi lễ trong Hội Gióng (ảnh internet)

    Di sản văn hóa phi vật thể: Những nghi lễ trong Hội Gióng (ảnh internet)

    6.2. Những giá trị của Hội Gióng đối với nhân dân

    Bên cạnh giá trị lịch sử về văn hóa nghệ thuật, hội Gióng còn được ví “như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến trình theo một kịch bản đã được chuẩn hóa” bên cạnh đó là các màn rước, đám rước với cờ hiệu, trống hiệu, kiệu, lộng, trang phục trong từng đám rước đã tạo nên những giá trị và nét đẹp riêng đặc biệt của lễ hội.

    Lễ vật dâng trong lễ hội (ảnh internet)

    Lễ vật dâng trong lễ hội (ảnh internet)

    Hội Gióng là một hiện tượng văn hóa khá đặc biệt, mặc dù đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn được bảo tồn khá toàn vẹn và lưu truyền liên tục qua nhiều thế hệ. Đây cũng chính là giá trị nổi bật toàn cầu của hội Gióng mang lại.

    7. Di sản văn hóa phi vật thể: Hát Xoan ở Phú Thọ

    7.1. Hát Xoan ở Phú Thọ – trải qua hàng nghìn năm lịch sử

    Hát Xoan ở Phú Thọ của Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24-11-/2011.

    Hát Xoan còn được gọi là khúc môn đình (hát cửa đình) được xuất hiện từ thời đại Hùng Vương cách ngày nay khoảng hơn 2000 năm. Đây là lối hát thờ thần xưa thường được tổ chức hát vào mùa Xuân.

    Xoan có 3 hình thức: hát thờ cúng các vua Hùng, thành Hoàng làng, hát cầu mùa, cầu sức khỏe, hát lễ hội (giao duyên nam nữ).

    Phạm vi phân bố của Hát Xoan tập trung chủ yếu từ những làng cổ thuộc địa bàn trung tâm Văn Lang xưa thời vua Hùng ở Phú Thọ, tiêu điểm như An Thái, Phù Đức, Kim Đới  ở hai xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ) và sau được lan tỏa ra một số làng quê dọc theo hai bên bờ sông Lô, sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc.

    7.2. Cách biểu diễn hát Xoan

    Trong Hát Xoan khi biểu diễn thể hiện nhiều dạng thức như: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc, đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đối đáp, hát xen, hát đuổi, hát có lĩnh xướng.

    Về sắc thái âm nhạc cũng rất phong phú đa dạng. Múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau.

    Nội dung lời ca có phần khấn nguyện, chúc tụng và mô tả sản xuất, sinh hoạt đời thường bên những món đồ nội thất quen thuộc như bàn ghế, giường ngủ đẹp,… hay ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, kể nói về truyện xưa.

    Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam.

    Nó có một sức sống mãnh liệt được lưu truyền gìn giữ qua bao thế hệ và sẽ mãi trường tồn, đồng hành cùng cộng đồng dân tộc Việt Nam trong thời hiện đại.

    Đó là những di sản văn hóa phi vật thể tiếp theo mà Go Home muốn chia sẻ đến bạn trong bài viết này.

    Để tiếp tục cập nhật những si sản tiếp theo được UNESCO công nhận, hãy đón chờ bài viết tiếp theo trong chuyên mục văn hóa – nghệ thuật trên kênh gotrangtri.vn bạn nhé!

    Lê Kiều Oanh – Nguồn: Báo Lâm Đồng

    Thẻ bài viết: , ,

    >>> Xem Nguồn: Tại đây