Mục lục bài viết [Ẩn]

    Trong thi công và xây dựng nhà ở, công đoạn ốp gạch tường và lát gạch nền là rất quan trọng vì nó quyết định tính thẩm mỹ cũng như độ bền vững của nội và ngoại thất căn nhà theo thời gian. Tuy vậy, bên cạnh việc ốp gạch cho tường nhà, không phải gia chủ nào cũng biết rõ về nguyên tắc lát gạch nền sao cho chuyên nghiệp, chuẩn xác nhất. Trong bài viết này, Daisan sẽ trình bày những nguyên tắc lát gạch nền và kỹ thuật lát gạch theo lời của Kiến trúc sư lành nghề, giúp gia chủ dễ dàng ứng dụng, triển khai.

    nguyen-tac-lat-gach-nen

    Nguyên tắc lát gạch nền chuẩn xác nhất không phải ai cũng biết

    Cần nắm vững những nguyên tắc sau đây để việc thi công sàn nhà được trọn vẹn nhất:

    Nguyên tắc 1: Ở thao tác chuẩn bị vật tư, bạn cần đảm bảo lựa chọn những mẫu gạch chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các tiêu chuẩn về mẫu mã bao gồm: màu gạch không bị mờ, hoa văn trên gạch không bị đứt nét, bề mặt gạch không xuất hiện vết nứt, vỡ, hình dạng gạch không méo mó, cong vênh. Thông thường, những viên gạch có in tên thương hiệu, nhà xưởng, nơi sản xuất đằng sau là những viên gạch có chất lượng cao.

    Các vật liệu khác bao gồm: xi măng, cát, nước, dung dịch vệ sinh gạch (nên vệ sinh trước khi lát để gạch được đảm bảo không còn tạp chất), cùng các dụng cụ đo lường, ốp lát như thước, bay, búa cao su,…

    Nguyên tắc 2: Để xác định cần bao nhiêu gạch lát sàn, bạn có thể dùng thước băng để đo đếm, tránh mua quá dư số gạch cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí.

    Nguyên tắc 3: Lưu ý khi đổ bê tông cần canh sao cho lớp bê tông thấp hơn cốt từ 3 đến 4 cm. Ở công đoạn đầm nền nhà, bạn có thể chọn các phương pháp: đầm nện, đầm thủ công hay đầm chày cơ giới, miễn sao đảm bảo mặt nền bằng phẳng nhất, không gồ ghề, sụt lún hay nhấp nhô. Trước khi tiến hành trát vữa, cần chú trọng vệ sinh lớp mặt bê tông thật sạch sẽ và tạo độ ẩm vừa đủ để công đoạn trát được thuận lợi hơn.

    Nguyên tắc 4: Vữa chuẩn bị cần phải được cán theo quy tắc khắt khe: không quá nhão, nát và không quá khô, trơ.

    Nguyên tắc 5: Có thể xem xét thay thế keo dán gạch cho vữa xi măng như truyền thống vì cách này sẽ tiện lợi hơn, hạn chế các bất lợi về thủ công hơn. Tuy vậy, dù làm theo phương án nào, bạn cũng cần đảm bảo gạch được trét đều bởi keo (hoặc vữa) để độ kết dính giữa các viên gạch được chắc chắn nhất.

    nguyen-tac-lat-gach-nen

    4 bước lát gạch nền đẹp theo hướng dẫn của kiến trúc sư

    Để đảm bảo nền nhà bạn luôn đẹp và vững chắc nhất có thể thì trong công đoạn lát gạch, hãy chú ý làm theo 4 bước chuyên nghiệp sau đây:

    Bước 1: Tạo lớp nền

    • Để tạo được độ dốc tương đối cho nền, bạn cần sử dụng ống tio để lấy cốt.
    • Tiếp theo, tạo hỗn hợp vữa xi măng sao cho có độ nhão tương đối.
    • Vữa sau đó được rải đều lên bề mặt nền nhà, lưu ý lớp vữa dày không quá 2 đến 3 cm. Tiếp đến, bạn dùng thước gạt phẳng tiếp tục tạo độ dốc.

    nguyen-tac-lat-gach-nen

    Bước 2: Tiến hành lát gạch

    • Căng dây tạo đường thẳng làm chuẩn, căng theo tuần tự từ trái qua phải rồi từ trên xuống dưới.
    • Để gạch được dính chắc với sàn nhà, trước khi lát bạn cần rải một lớp xi măng xuống bề mặt để làm lớp lót.
    • Đặt nhẹ nhàng những viên gạch cùng chiều với nhau lên lớp vữa vừa rải. Cần căn chỉnh khoảng cách của các viên gạch sao cho phù hợp với tổng diện tích nền nhà và kích thước của chúng. Tiếp đến, dùng búa cao su ấn nhẹ lên bề mặt gạch để gắn chúng dính vào phần vữa.
    nguyen-tac-lat-gach-nen
    Thả nhẹ các viên gạch xuống lớp vữa.

     nguyen-tac-lat-gach-nen

    Dùng búa gõ nhẹ để ấn các viên gạch xuống.

     

     Bước 3: Trít mạch gạch

    • Đợi khoảng 3 tiếng sau khi lát gạch vào vữa, bạn tiến hành trít mạch gạch.
    • Trộn hỗn hợp xi măng và cát theo tỷ lệ 1:1, tiếp tục cho thêm một ít nước vào để tạo độ xốp tiêu chuẩn.
    • Sử dụng bay mũi nhọn cỡ vừa và nhỏ, múc vữa và cho vào mạch trít giữa các viên gạch. Hãy đảm bảo hớt sạch những phần vữa bị trào ra vì chúng sẽ làm xấu bề mặt gạch, giảm độ thẩm mỹ xuống rất nhiều.

    Bước 4: Vệ sinh nền gạch

    Đợi khoảng 24 tiếng cho lớp vữa cứng lại, bạn tiến hành bước cuối cùng trong kỹ thuật lát gạch nền: vệ sinh bề mặt gạch. Sử dụng các dung dịch không có tính tẩy rửa, làm trôi màu để làm sạch các bụi bám, vữa thừa trên gạch.

    nguyen-tac-lat-gach-nen-8

    Nắm vững nguyên tắc lát gạch nền để có ngôi nhà đẹp

    Muốn có một ngôi nhà đẹp hoàn hảo về mọi mặt thì ngoài việc sử dụng đồ nội thất có thiết kế tinh xảo, bạn còn phải chú trọng ốp lát gạch tường và nền nhà sao cho tỉ mỉ nhất. Nắm vững các nguyên tắc lát gạch nền sẽ giúp bạn không chỉ tiết kiệm chi phí nhân công mà còn tạo điều kiện để bạn thỏa sức sáng tạo ngôi nhà của mình theo sở thích và phong cách của riêng bạn. Hãy quan sát, tìm hiểu và ứng dụng chuẩn xác nhất nguyên tắc lát gạch nền mà các kiến trúc sư đã mách bảo, chắc chắn ngôi nhà của bạn sẽ trở nên hoàn hảo hơn trong mắt gia đình và bạn bè.

    >>> Xem Nguồn: Tại đây