Mục lục bài viết [Ẩn]

    Trong những năm trở lại đây, việc lát gạch truyền thống bằng hồ dầu đang dần bị lu mờ bởi những hạn chế, và dần được thay thế bởi một phương pháp lát gạch tân tiến, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, đó là dùng keo dán gạch (hay còn gọi là vữa dán gạch).

    Đây được xem là một xu hướng mới đáng chú ý của ngành xây dựng Việt Nam.

    1. Vì sao có sự xuất hiện của keo dán gạch?

    Nếu trước đây, khi gạch được dùng để lát thường là những loại gạch bông hút nước, thì việc sử dụng hồ dầu sẽ dễ dàng giúp gạch kết dính vào bề mặt tường và sàn. Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu và thẩm mỹ về gạch ngày càng cao thì việc sử dụng vật liệu xây dựng cũng có xu hướng thay đổi rõ rệt. Hiện nay, đa phần gạch được sử dụng trong các công trình từ tòa nhà cao ốc, công trình công cộng đến nhà dân đều sử dụng gạch đá hoa cương, granite, porcelain, hay mosaic,… những loại gạch có độ bóng đẹp và ít hút nước. Chính vì thế, việc sử dụng hồ dầu lúc này không còn mang lại hiệu quả như trước nữa, kéo theo nhu cầu về một phương pháp kết dính mới, hiện đại và ưu việt hơn. Do đó, keo dán gạch ra đời như một sự thay thế cần thiết trong ngành xây dựng.

    16.1.jpg
    Phương pháp lát gạch bằng hồ dầu truyền thống vẫn còn nhiều bất cập

    2. Vì sao keo dán gạch đang dần được ưa chuộng hơn?

    Lý do đầu tiên khiến keo dán gạch dần được giới xây dựng ưa chuộng hơn là do sự tiện dụng trong quá trình chuẩn bị và thi công. Trước đây, với phương pháp ốp lát gạch bằng hồ dầu, thợ thi công phải lần lượt thực hiện các công đoạn rườm rà, tốn thời gian và diện tích như ngâm gạch, lượt cát, trộn hồ dầu. Giờ đây, với phương pháp ốp lát bằng keo dán gạch, khâu chuẩn bị và thi công đã đơn giản hơn rất nhiều. Gạch sẽ không cần phải ngâm, và keo chỉ cần pha đúng tỉ lệ với nước là có thể sử dụng.

    16.2.jpg
    Việc dùng hồ dầu với nhiều bất tiện, mất thời gian ngâm gạch, pha trộn chiếm diện tích…
    16.2.jpg
    Việc dùng hồ dầu với nhiều bất tiện, mất thời gian ngâm gạch, pha trộn chiếm diện tích…
    16.2.jpg
    Việc dùng hồ dầu với nhiều bất tiện, mất thời gian ngâm gạch, pha trộn chiếm diện tích…
    16.2.jpg
    Việc dùng hồ dầu với nhiều bất tiện, mất thời gian ngâm gạch, pha trộn chiếm diện tích…

    Hơn nữa, với cấu tạo và đặc tính ít hút nước của các loại gạch trên thị trường hiện nay, hồ dầu không đảm bảo độ bám dính ổn định, an toàn theo thời gian. Về lâu dài, các khu vực trong công trình có thể xảy ra các hiện tượng gạch bong tróc, phồng rộp, nứt gạch,… Bên cạnh đó, phương pháp lát gạch bằng hồ dầu khó có thể đảm bảo tính thẩm mỹ. Phương pháp lát gạch bằng keo dán gạch hoàn toàn có thể khắc phục những nhược điểm trên. Với việc đảm bảo độ bám dính cao, lâu bền, an toàn và tính thẩm mỹ của công trình, keo dán gạch đã thật sự “chinh phục” hầu hết các nhà thầu, kỹ sư và thợ thi công.

    16.3.jpg
    Với keo dán gạch, việc ốp lát gạch trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn

    3. Đi tìm thương hiệu keo dán gạch uy tín cho công trình của bạn

    Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều loại keo dán gạch, với đa dạng các thương hiệu trong và ngoài nước. Trong đó, nổi bật có các dòng keo dán gạch mang thương hiệu Weber – một trong những thương hiệu nổi tiếng của Tập đoàn Saint-Gobain (Pháp). Với đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, Weber đã cho ra đời nhiều dòng keo dán gạch chuyên biệt dành cho các loại gạch hiện đại và tất cả các khu vực khác nhau từ phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh, hồ bơi,…

    16.4.jpg
    Sản phẩm keo dán gạch của Weber đã và đang được sụng trong các công trình tiêu biểu hiện nay

    Có lẽ vì những ưu điểm và uy tín đó, keo dán gạch Weber đã được sử dụng hơn 114 năm qua trên toàn thế giới, nhận được nhiều chứng chỉ và chứng nhận quốc tế. Tại thị trường Việt Nam, nhiều công trình lớn tiêu biểu của cả nước cũng sử dụng các loại keo dán gạch của Weber như sân bay quốc tế Nội Bài, khách sạn 5 sao Sheraton Sài Gòn, Mia resort Mũi Né, khu phức hợp khách sạn & căn hộ 5 sao The Costa Nha Trang, chuỗi khách sạn Liberty Central Riverside tại TPHCM…

    Theo Người lao động

    >>> Xem Nguồn: Tại đây