Mục lục bài viết [Ẩn]

    Có rất nhiều lý do để khiến bạn quyết định sửa chữa nhà mặt phố, ví dụ như cơi nới diện tích sửa lại những lỗi trong nhà, thiết kế nội thất,… Nhưng cho dù là lý do nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải hoàn thiện chúng một cách thật chu đáo, đẹp hơn. Và dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số điều cần lưu ý khi sửa nhà mặt phố.

    >> Nhà đẹp tiện nghi với 4 lời tư vấn từ chuyên gia trong sửa nhà

    >> 4 Bí quyết “đột phá” trong sửa chữa nhà chung cư

    Nguyên nhân dẫn đến nhà xuống cấp 

    Những ngôi nhà mặt phố sau một thời gian dài sử dụng thì việc nhà xuống cấp là điều không thể tránh khỏi được. Không chỉ đồ nội thất trong nhà hỏng hóc, xuống cấp mà đến cả hệ thống tường chắc chắn, công thức dầm cột,.. cũng theo đó mà xuống cấp dần. Nguyên nhân chủ yếu ở đây không gì khác chính là do điều kiện thời tiết khí hậu ở nước ta rất khắc nghiệt như mưa dầm kéo dài, mưa đá, hay những cơn gió nồm,… hoặc nhà bị ứng đọng mỗi khi trời mưa xuống. Chúng làm cho nhà của chúng ta trở nên thấm dột, ẩm ướt, hiện tượng ố vàng xuất hiện trên tường. Và những hiện tượng đó đều ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sinh hoạt của gia đình, khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy khó chịu mỗi khi sống trong đó. Chính vì vậy mà bạn nên tìm cho gia đình mình một dịch vụ sửa nhà chuyên nghiệp để họ giải quyết tất cả các vấn đề đó.

    Và dưới đây sẽ là những lưu ý sửa nhà mà các gia chủ cần chú ý

    sửa nhà mặt phố đã xuống cấp1

    Khi nhà có hiện tượng xuống cấp chúng ta cần phải sửa chữa kịp thời 

    Trước hết ta nên kiểm tra lại hết kết cấu nhà để có thể biết được những lỗi mà nhà của chúng ta cần phải sửa. Ví dụ như: Bê tông có đủ cường độ hay không? chọn một số điểm của dầm bê tông đập bỏ lớp bê tông bảo vệ để kiểm tra xem thép có bị rỉ sét không? phần mái, tường gạch có bị thấm dột không. Đặc biệt đối với những ngôi nhà mà muốn lên tầng thì bắt buộc gia chủ cần hải kiểm tra lại phần kết cấu móng bằng cách dùng bản vẻ thiết kế công trình đã thi công cũ của nhà để có thể tính toán được khả năng chịu lực của móng nhà với phương án mới. Đồng thời chúng ta phải di chuyển tất cả những đồ đạc trong nhà, những đồ phụ trợ như bàn ghế, tủ lạnh, tranh,… chỉ nên để lại khung nhà để tiện cho việc sửa chữa diễn ra. Nhình chung khi làm được việc này bạn đã có một cái nhìn rõ ràng về nguyên trạng không gian và có những ý tưởng mới cho ngôi nhà hiện trạng.

    sửa chữa nhà mặt phố2

    Trước khi tiến hành sửa nhà bạn nên di dời tất cả các đồ đạc trong nhà để đảm bảo cho việc sửa chữa

    Sau khi đã có dự định và bản hiện trạng mới của nhà thì chúng ta nên tiến hành bước tiếp theo đó là khai triển bản vẽ. Từ đó chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về bề mặt sắp chuẩn bị sửa chữa của nhà mình, làm chủ được mọi công việc sửa chữa mà nhà cần sửa. Với bước này bạn nên chú ý hạn chế tối đa việc đụng chạm tới phần bê tông và bản vẽ mới này cũng nên dựa vào bản thiết kế nhà cũ nhằm cho kết cấu nhà không bị ảnh hưởng và tiết kiệm chi phí.

    sửa chữa nhà mặt phố3

    Nhà được sửa dưới khung của bản thiết kế cũ 

    Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về hiện trạng nhà cần sửa gia chủ nên cân đối về mặt tài chính của mình, nếu vượt quá mức tài chính cho phép chúng ta có thể xem xét lại để có thể cắt giảm phần sửa chữa nào để phù hợp với chi phí của gia đình.

    sửa chữa nhà mặt phố4

    Dự kiến và làm chủ chi phí khi sửa nhà 

    Để đảm bảo chất lượng công trình được diễn ra nhanh chóng và tuyệt đối thì chúng ta nên chọn cho gia đình mình một nhà thầu uy tín để có thể gửi gắm niềm tin sửa nhà vào đó. Không nên chọn những đội ngũ nhà thầu lẻ, đội thầu truyền miệng hoặc có người không đúng chuyên môn sửa nhà để tránh những việc phát sinh do nhà thầu gây ra. Về phía bạn, bạn có thể đề nghị phía nhà thầu phải có một kĩ sư đứng để quản lý kỹ thuật trực tiếp để sử lý những tình huống xảy ra không lường trước được. Để chọn được một nhà thầu xây dựng tốt bạn cần có kinh nghiệm trong việc chọn nhà thầu xây dựng để tránh những điều rủi ro đến với bạn. 

    >>> Xem Nguồn: Tại đây